BABILON
T.Trạng : Thành Tích : 592 Số Tiền : 1719 Cảm Ơn : 92 Gia Nhập : 24/08/2011 Xuân xanh : 35 Đến Từ : *******
| Tiêu đề: “Bệnh ì” của sinh viên năm 2 Tue Nov 29, 2011 9:22 am | |
| | | | | “Bệnh ì” của sinh viên năm 2 Đã quen với môi trường đại học và cuộc sống xa nhà, thế nhưng phần lớn sinh viên năm 2 thường xuyên lâm vào trạng thái chán nản.
Lười – bệnh “không của riêng ai”
Đôi khi vì áp lực học tập, chúng ta sẽ cảm thấy chán, muốn dẹp hết sách vở trong một giai đoạn nào đó. Nhưng đối với các bạn năm 2, họ ít áp lực hơn rất nhiều (vì ở giai đoạn năm 2 thường đã quen với môi trường đại học nên biết cách phân bổ thời gian hơn, thời khóa biểu cũng thoải mái), nhưng họ vẫn cảm thấy chán chường vì thiếu động lực, hoặc cảm thấy những gì được học không thú vị như họ mong đợi
Hoài Trung (sinh viên năm 2 ĐH Hùng Vương) kể: “Trường mình đi học điểm danh rất nhiều, đến lớp thì thầy cô giảng cứ giảng, bọn mình nghe hay không thì tùy. Khá nhiều môn đề mở hoặc trắc nghiệm, dù không học cũng không sợ rớt. Có lẽ do vậy mà lớp mình hơi ỉ lại, và không đầu tư kiến thức gì cả”
Bước vào năm 2, nhiều sinh viên cần phải xác định cho mình một nền tảng kiến thức cơ bản về chuyên ngành để từng bước tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn. Dù vậy, có rất nhiều bạn đi học kiểu tài tử: thích thì học, không thì ở nhà…ngủ, trong đầu họ không có khái niệm nào về nghề nghiệp tương lai của mình.
H.Thái (sinh viên năm 2 trường ĐH Mở) mặc dù chuẩn bị học vài môn chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin nhưng anh chàng rất ít sử dụng máy vi tính vào việc học tập, rảnh rỗi chỉ chơi games hoặc lướt web. Có lần, Thái được bạn nhờ cài lại Windows và chỉnh lại cấu hình, giao diện thì anh chàng cực lúng túng, bảo: “Nhờ người khác đi, mình không rành”, còn bạn anh chàng thì ngạc nhiên vô cùng: “Sinh viên công nghệ thông tin mà thế sao?”
Thực tế, bệnh ì của sinh viên năm 2 thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chán nản ngành đang học, cảm thấy tự ti về bản thân, mơ hồ về tương lai, thiếu kĩ năng sống, không có nhiều mối quan hệ nên cảm thấy lạc lõng, bị chi phối bởi hoàn cảnh, hay ỷ lại, còn phụ thuộc vào gia đình, chưa xác định được mong muốn của chính mình… Tất cả những vấn đề này khó mà cải thiện được nếu như họ vẫn ì ạch, trì trệ, học tập trong sự mệt mỏi, thụ động
Bỏ lỡ nhiều cơ hội
H.M (sinh viên năm 2 trường ĐH KHXH & NV) được bạn bè rủ đi tham gia các hoạt động xã hội cực kì bổ ích, nhưng M luôn từ chối vì: “Có lợi gì đâu chứ, toàn đứng ngoài nắng, phải hít khói bụi, mất thời gian và mệt mỏi”. Lần nọ, H.M được bạn kể lại rằng, nhờ tham gia hoạt động xã hội mà cô ấy quen được một chị cùng ngành, và chị này đã giới thiệu cho cô ấy một công việc part-time liên quan đến chuyên ngành rất hấp dẫn, H.M tiếc hùi hụi: “Trong khi năm 2, bạn bè đua nhau đi làm thêm, đứa thì làm gia sư, đứa đi phục vụ, đứa khác làm trong phòng máy lạnh hẳn hoi, còn mình thì cứ đến trường rồi về nhà, chán ơi là chán, nhiều lúc tiền ba mẹ gửi lên xài không đủ, cứ phải vay mượn bạn bè. Nghĩ lại thấy mình tệ quá”
Nhiều bạn sinh viên cũng thường tự trách mình như H.M nhưng mấy ai tự thay đổi bản thân thực sự. Bằng chứng là sau khi than vãn thì họ cũng chẳng biết tìm cơ hội và chỉ chờ đợi cơ hội đến với mình. Và cứ chờ mòn mỏi…
Còn Bảo Anh (sinh viên năm 2 ĐH Công Nghiệp) luôn viện lí do để…từ chối làm thêm khi được bạn bè rủ. Có người giới thiệu cho Bảo Anh làm gia sư một tuần 4 buổi, một tháng 600k, Bảo Anh cho rằng: “Lương ít mà tiền xăng đến đó thôi cũng đã mất veo 200k một tháng rồi. Chưa kể tiền photo tài liệu cho tụi nó học, công sức mình giảng giải… Nhiều lúc muốn đi đâu cũng khó vì kẹt lịch dạy. Thôi khỏi!”, bạn thân rủ đi làm PG, lương 150k một buổi 4 tiếng, Bảo Anh khước từ vì: “Hao tổn sức khỏe, đứng nắng, số tiền đó không đủ mua kem dưỡng da nữa”. Bảo Anh không hề nhận ra được rằng, cái quan trọng là kinh nghiệm mà chúng ta thu thập được, chứ không phải số tiền kiếm được.
Rất dễ nản chí
Những sinh viên năm 2 mắc “bệnh ì” thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh và dễ bỏ cuộc. Như K.Khanh (sinh viên năm 2 ĐH Kinh Tế - Luật) cùng bạn bè làm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, được tài trợ hẳn hoi, nhưng một thời gian sau, Khanh không làm đúng tiến độ công việc được giao, bị nhóm phàn nàn thì cô nàng cảm thấy uất ức, và muốn…rút khỏi nhóm và bỏ cuộc, thậm chí khóc lóc và không muốn tiếp tục làm đề tài nữa. Mọi người bắt đầu khó chịu vì đây là việc học hành nghiêm túc, không thể dễ dàng bỏ khi đã được trường thông qua
Còn B.V (sinh viên năm 2 khoa báo chí, ĐH KHXH & NV Hà Nội) khi được giới thiệu vào làm cộng tác viên cho một tờ báo teen thì không chịu nộp bài đúng thời hạn. B.V được giao viết một bài dài khoảng 500 chữ, nhưng khi chị biên tập đòi bài thì B.V cười trừ: “Em xin lỗi, em không nghĩ ra được ý tưởng để viết, em không viết được!”. B.V được cho một cơ hội viết lại trong một tuần. Một tuần sau đó, B.V gửi lại một bài “không thể sơ sài hơn”. Thái độ làm việc thiếu trách nhiệm của B.V đã khiến cho cô nàng mất cơ hội được làm việc đúng với chuyên ngành của mình
Đâu là “đòn bẩy”?
Nếu chỉ biết an phận và chờ đợi cơ hội đến, thì bạn sẽ bị kém xa so với bạn bè mình. Đã là sinh viên năm 2, đã đủ trưởng thành về nhận thức và có một vốn tri thức nhất định, bạn nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để cố hoàn thành nó, để mở cánh cửa thành công dễ dàng hơn. Tất nhiên, con đường bạn đi có thể không bằng phẳng, nhưng nếu bạn chịu đi tiếp thì cuối cùng sẽ đến đích dù có khó khăn, còn mãi dậm chân tại chỗ, chờ người đến cứu, thì biết bao giờ bạn thấy được ánh sáng cuối con đường?
Chỉ có bạn mới tự làm cho mình vượt bậc, chỉ có chính bạn mới có thể tự “bẩy” mình, không ai có thể giúp bạn. Vì vậy, hãy biết cố gắng và có tinh thần trách nhiệm, tự đi tìm cho mình cơ hội, hay vì mất tự tin vào bản thân và bỏ rơi những cơ hội trước mắt, bạn nhé!
Theo Muctim | | | | | |
|